Tìm kiếm

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Thịt chuột đồng đặc sản của người nông dân Phú Yên

Thịt chuột đồng

Hàng năm, vào tháng 3 âm lịch là thời gian thu hoạch lúa, bạn nên đặt vé máy bay Hà Nội đi Phú Yên giá rẻ về các xã như Hòa An, Hòa Trị, Hòa Thành,.. để thưởng thức món thịt chuột đồng mà thanh niên nông thôn chắc hẳn ai cũng đã từng nếm thử. Hiện nay Phú Yên đang thực hiện công cuộc diệt chuột bảo vệ mùa màng.
Thịt chuột xiên que đặc sản ở Phú Yên
Người nông dân Phú Yên quanh năm sống nhờ vào ruộng lúa nên họ chăm sóc mảnh ruộng của mình rất kỹ. Vì vậy, khi lúa bị chuột tấn công, họ phải tìm đủ mọi cách để khống chế chuột phá hoại. Làm bù nhìn rơm, cắm bao ni lông (bẹo nhát chuột), bỏ thuốc diệt chuột, gài bẫy, thậm chí nhiều người dân còn dùng bao ni lông bao quanh đám ruộng không cho chuột bên ngoài có thể đi vào… thế nhưng vẫn không khắc phục được chuột phá hoại ruộng lúa.
Ở huyện Đông Hòa, chuột thường gây hại nặng vào vụ hè thu. Riêng vụ hè thu năm 2012, chuột đã gây hại 10,8ha trong tổng diện tích lúa trên địa bàn huyện, tỉ lệ hại chiếm 2,6-5,3% dảnh. Chị Võ Thị Thắm, Cán bộ Kỹ thuật Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đông Hòa cho biết: “Chuột là loài khó trị, chúng cắn phá lúa vào mọi thời điểm trong năm nhưng cao điểm nhất là khi lúa vừa được gieo sạ, khi lúa đẻ nhánh và lúc lúa làm đòng trổ. Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật bỏ bả diệt chuột cho người nông dân; huy động bà con nông dân và học sinh ở các xã ra quân đào hang diệt chuột bằng phương pháp thủ công trước khi xuống giống… nhưng nạn chuột cắn phá chỉ được khống chế phần nào”.
Chị Lê Thị Kim Chi ở thôn 2 (xã Hòa Vinh, Đông Hòa) chia sẻ: “Tôi có đám ruộng 3 sào, đã sạ đi sạ lại 3 lần vẫn không có cây mạ nào lên nổi. Sạ xong đến đâu là chuột ăn đến đó, dùng nhiều biện pháp nhưng chuột vẫn không giảm. Lần cuối cùng sạ là lúc nhiều ruộng ở khu vực xung quanh đã lên mạ cao nên không thể ngâm giống sạ tiếp. Tôi đành phải đi xin mạ ở những ruộng dày về cấy cả đám ruộng”.
Cách đây 7-8 năm, anh Nguyễn Ngọc Bước đến với công việc bắt chuột như một cái duyên. Cũng như bao người nông dân khác, anh Bước chỉ có vài sào ruộng, tuy đã canh giữ rất cẩn thận nhưng vẫn bị chuột cắn phá. Thử qua nhiều cách để diệt chuột nhưng không hiệu quả, cuối cùng anh Bước sử dụng bẫy để diệt chuột. Vì chịu khó cải tiến, bẫy của anh Bước hoạt động nhạy hơn và đánh được nhiều chuột hơn. Vụ lúa năm ấy, ruộng của gia đình anh không còn bị chuột phá hoại. Thấy ruộng anh Bước không bị thiệt hại vì chuột, những người dân xung quanh cũng thử mua bẫy về đặt nhưng không hiệu quả. Họ phải nhờ anh Bước “chuyển giao công nghệ”, cải tiến bẫy diệt chuột. Tiếng lành đồn xa, anh Bước được nhiều người dân khu vực lân cận cũng như ở các xã khác tới nhờ bắt chuột. Từ đó, anh trở thành người chuyên đi diệt chuột thuê.
Thịt chuột đồng thơm ngon
Vụ hè thu vừa rồi, anh Bước bắt được hơn 5.000 “con tý”. Mỗi con chuột anh Bước diệt được, chủ ruộng trả chi phí 5.000 đồng. Tính ra, một mùa, anh Bước có khoảng thu nhập khá cao. Hiện tại có hơn 200 chủ ruộng đến nhờ anh diệt chuột. Vì vậy, cứ chập tối, khoảnh sân nhỏ nhà anh lại chộn rộn người đứng, người ngồi đợi anh về, nhờ diệt chuột.
Thịt chuột rang xả ớt thơm nức mũi
Chia sẻ về công việc của mình, anh Bước cho biết, việc đánh chuột không khó nhưng cần phải có kỹ thuật. Để bắt được chuột, anh phải tìm hiểu các thói quen của chuột, đường đi của chuột. Anh Bước cho biết: “Thường chuột phá lúa ở nhiều giai đoạn, nhưng cao điểm là khi lúa vừa sạ. Lúc này, dấu chân chuột còn nhìn thấy rõ nên tôi đặt bẫy ở những nơi có chuột đi qua. Các bẫy này cách bờ ruộng khoảng 1m và được đánh dấu bằng các cành cây để dễ quan sát khi đi thăm bẫy. Tùy diện tích lúa bị chuột phá hoại mà tôi đặt số lượng bẫy cho thích hợp, nhưng dao động từ 2 đến 15 bẫy”.
Khẳng định điều này, ông Nguyễn Sử (thôn 5, xã Hòa Vinh, Đông Hòa), một “khách hàng” của anh Bước nói chắc nịch: “Có nó (anh Bước) mới hết chuột. Không có nó chắc ruộng chỉ còn rơm”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét